Những lưu ý cho gia sư khi đi dạy buổi đầu
Bất cứ buổi đầu tiên nào bạn cũng sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và lo lắng. Buổi đầu tiên đi dạy gia sư cũng vậy, bạn sẽ không thể tránh khỏi những hồi hộp. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng của gia sư sẽ giúp buổi đầu đi dạy được suôn sẻ, thuận lợi, tạo ấn tượng tốt cho phụ huynh và học sinh.
Dưới đây là những lưu ý dành cho gia sư khi đi dạy buổi đầu.
1. Phải đến đúng giờ
Không chỉ đi gia sư, trong buổi hẹn nào, chúng ta cũng cần sự chính xác về thời gian bởi:
- Phụ huynh là những người bận rộn, họ có rất nhiều việc phải lo như cơm nước, nhà cửa thậm chí làm việc. Nếu bạn đến muộn sẽ khiến công việc của họ bị ảnh hưởng.
- Lịch học hiện nay của học sinh tương đối kín. Việc có thời gian biểu chính xác cũng rất quan trọng. Chỉ cần bạn đến muộn, học sinh đó có thể sẽ phải nghỉ ngơi muộn hơn hoặc không kịp hoàn thành bài tập về nhà của các môn khác.
- Việc bạn trễ giờ ngay buổi đầu tiên sẽ khiến phụ huynh cảm thấy không được tôn trọng. Ấn tượng ban đầu với gia sư từ đó cũng bị ảnh hưởng. Phụ huynh sẽ trở nên khắt khe hơn với bạn trong những lần sau, thậm chí hủy lớp.
2. Trang phục lịch sự
Dù chỉ là dạy học tại nhà nhưng bạn cần có trang phục đứng đắn và lịch sự. Chọn lựa quần áo gọn gàng sẽ là lựa chọn an toàn nhất.
Học sinh bạn dạy ở nhiều lứa tuổi, trong đó có lứa tuổi dậy thì. Mặc trang phục không kín đáo có thể khiến học sinh mất sự chú ý với bài giảng.
3. Kiểm tra năng lực học sinh
Bạn cần biết được năng lực của học sinh để xây dựng lộ trình dạy phù hợp. Bạn có thể để học sinh làm bài test ngắn, có thể là trắc nghiệm hoặc tự luận. Tuy nhiên, dù bằng cách nào bạn cũng cần rút ra được những nhận xét:
- Học sinh có năng lực môn học giỏi, khá hay trung bình?
- Học sinh tốt phần nào, chưa tốt phần nào?
- Khả năng tập trung của học sinh ở mức độ bao nhiêu?
- Học sinh có xu hướng thích học theo phương pháp nào?
4. Soạn bài đầy đủ
Đừng nghĩ đi dạy gia sư là không phải soạn bài. Thực tế đây lại là yêu cầu bắt buộc. Có nhiều phụ huynh sẽ hủy lớp ngay lập tức nếu bạn khôgn soạn bài.
Việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ, soạn bài cẩn thận có rất nhiều tác dụng:
- Giúp bạn hệ thống được kiến thức và có lịch trình dạy rõ ràng cho học sinh.
- Tạo sự chuyên nghiệp với phụ huynh và học sinh.
5. Nên có thời gian giao lưu để hiểu học sinh
Một gia sư giỏi không chỉ biết dạy mà còn phải được học sinh tin tưởng. Do đó, bạn cần hiểu học sinh của mình. Chỉ khi học sinh tin tưởng, sẵn sàng trao đổi, chia sẻ bạn mới tìm ra cách tốt nhất giúp học sinh của mình.
Trả lời được những câu hỏi này, bạn cơ bản đã hiểu hơn về học sinh, từ đó tìm ra kế hoạch dạy phù hợp nhất.
6. Trao đổi với phụ huynh trước khi kết thúc buổi học
Sau khi dạy buổi đầu tiên, hãy nói những gì bạn hiểu được về học sinh đó như: tính cách, học lực,... Sau đó, hãy đưa ra cách bạn sẽ thích nghi và kế hoạch để giúp học sinh có thể có kết quả tốt hơn trong tương lai.
Việc bạn hoạch định kế hoạch sẽ khiến phụ huynh cảm thấy tin tưởng, an tâm hơn khi giao việc học hành của con cho gia sư.
Ngoài những lưu ý trên, giao tiếp lịch sự, nhẹ nhàng cũng là điều các gia sư dạy buổi đầu tiên nên nhớ. Với kinh nghiệm của một người từng là gia sư, là giáo viên và cũng là phụ huynh, hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn gia sư có một khởi đầu hoàn hảo.