Đừng để con bị áp lực học hành, thi cử
Chúng ta đều từng là học sinh, và sẽ có rất nhiều người từng nghĩ rằng, tại sao làm học sinh lại vất vả, mệt mỏi và áp lực đến thế. Ngày nay, học sinh còn phải chịu áp lực nhiều hơn ngày xưa gấp bội, đó là áp lực gì?
Những áp lực mà trẻ đang gặp phải:
Áp lực từ thầy cô
Ở các trường học, đặc biệt là các trường công lập, bệnh thành tích còn khá nặng nề. Trường nào cũng mong mình có tỉ lệ học sinh khá giỏi, học sinh đỗ cấp 2, cấp 3, đại học ở tỉ lệ cao. Vậy nên, trường luôn đặt ra chỉ tiêu, bắt giáo viên phải đạt được bằng mọi cách.
Nhiều trường muốn thu thêm tiền học phí nên mở lớp học thêm, học bổ túc khiến trẻ không còn thời gian để vui chơi giải trí. Gần như mỗi ngày, các em đều phải xử lý lượng bài tập lớn, đến mức chính phụ huynh cũng cảm thấy mệt mỏi.
Áp lực cha mẹ
Cha mẹ nào cũng đều mong muốn con là người giỏi giang, đạt thành tích cao nhất. Nhiều cha mẹ coi thành tích học tập của con trở thành món đồ trang sức của mình. Chính vì thế, cha mẹ cũng tìm mọi cách để con học thêm cho bằng bạn bằng bè.
Suy nghĩ “con nhà người ta” luôn tốt khiến trẻ trở thành đối tượng bị so sánh. Sự so sánh đó cũng chính là một áp lực lớn.
Áp lực bị so sánh
Chính vì áp lực từ nhà trường, cha mẹ nên học sinh ngày càng phải học nhiều. Khi một đứa trẻ thấy bạn mình học ngày học đêm cũng sẽ cảm thấy lo lắng, sốt ruột. Trẻ sợ rằng nếu mình không cố gắng sẽ bị bạn vượt về mặt thành tích. Do đó áp lực lại càng chất chồng.
Nhiều người lớn khi hỏi thăm về trẻ cũng hay có sự so sánh, kể bạn thành tích bạn này, bạn khác khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán nản.
Hệ lụy không lường từ những áp lực trẻ phải chịu
Áp lực về chuyện học hành gây ra những hệ lụy không hề nhỏ. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ sau này. Rất nhiều tình huống đáng tiếc đã xảy ra từ việc trẻ phải chịu quá nhiều trong học tập, thi cử:
- Trẻ bỗng dưng trở nên trầm cảm, thu mình trước mọi người, sợ hãi giao tiếp với bạn bè, người lạ.
- Tâm thần trở nên bất ổn, nhiều trẻ đã có suy nghĩ tiêu cực như phó mặc, thậm chí nghĩ đến phương án xấu nhất là tự tử.
- Trẻ không có thời gian vui chơi, ít được giao tiếp xã hội do đó thiếu kiến thức thực tế, hạn chế về mặt kỹ năng giao tiếp.
- Sự so sánh, áp lực về thành tích có thể khiến trẻ thay đổi về tính cách. Từ một đứa trẻ ngây thơ, đứa trẻ đó có thể trở nên tính toán, dùng đủ mọi thủ đoạn để đạt được kết quả như: quay cóp, thuê người làm bài, hại bạn của mình,...
Làm thế nào để giảm áp lực cho trẻ?
Sự hoàn thiện về mặt kiến thức là vô cùng quan trọng, đạt thành tích cao cũng là điều đáng mừng. Tuy nhiên, liệu người lớn chúng ta có cần coi trọng thành tích đến thế, đánh đổi cả niềm vui và sức khỏe của trẻ?
- Cha mẹ hãy bớt so sánh các con với nhau.
- Nên có ý kiến về việc giao bài tập về nhà với thầy cô. Không nên giao lượng bài tập quá lớn khiến con phải vất vả hoàn thành.
- Cha mẹ nên dành thời gian cho con nhiều hơn, kịp thời giúp đỡ, tư vấn tâm lý, không nên yêu cầu quá cao so với khả năng của con mình.
- Nếu cha mẹ không thể có thể cùng con học, hãy thuê gia sư cho trẻ. Đây là phương án hiệu quả nhất trong thực trạng chương trình học ngày càng nặng nề hiện nay.
- Cha mẹ không nên bắt con đi học thêm quá nhiều. Hãy cho con tham gia các chương trình năng khiếu, thể thao,... để giúp các con có thêm một tuổi thơ trọn vẹn.
Ai cũng muốn học trò, con cái của mình có thành tích tốt. Thế nhưng, hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên, hoàn thiện, được sống với đúng tuổi của mình. Có như vậy, cuộc sống của trẻ mới trở nên có ý nghĩa, có ước mơ của riêng mình.